Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi thường gặp

TRẢ LỜI:

Đối tượng điều tra của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là những người thực tế thường xuyên ăn, ở tại hộ có đến thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019, bao gồm: (i) Tất cả những người Việt Nam thường xuyên cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tính đến thời điểm điều tra; (ii) Người Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất cảnh ra nước ngoài trong thời hạn quy định như đi xuất khẩu lao động, du lịch, học tập, công tác; (iii) Những thành viên của hộ đã chết từ ngày 16 tháng 2 năm 2018 (tức là ngày 01 Tết Âm lịch Mậu Tuất) đến ngày 31 tháng 3 năm 2019.

- Đối tượng điều tra của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 còn bao gồm nhà ở của các hộ dân cư.

TRẢ LỜI

Không. Người lập Bảng kê phải trực tiếp đến từng hộ để hỏi các thông tin trong Bảng kê hộ; không được dùng sổ hộ khẩu hoặc bất kỳ sổ sách nào để sao chép thông tin vào bảng kê vì việc xác định nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ phải căn cứ vào tình hình ăn, ở thực tế của các thành viên tại hộ mà không căn cứ vào “hộ khẩu” hay các quy định khác.

TRẢ LỜI

          Lập Bảng kê hộ trong Tổng điều tra bao gồm việc liệt kê số thứ tự nhà, số thứ tự hộ và số người người trong hộ nhằm:

(1) Giúp cho cuộc Tổng điều tra thực hiện chính xác, tránh điều tra trùng hoặc bỏ sót các hộ dân cư và số người hiện đang sinh sống tại hộ;

(2) Có thông tin về số lượng các hộ dân cư, đặc điểm dân cư tại mỗi địa bàn điều tra làm cơ sở lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện Tổng điều tra theo đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng tốt;

(3) Xác định các hộ tự nguyện đăng ký thực hiện tự cung cấp thông tin của Tổng điều tra trên Trang Thông tin của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 thông qua sử dụng Internet để Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương cung cấp tài khoản và mật khẩu đăng nhập hệ thống thông tin;

(4) Xác định phạm vi điều tra và các hộ cần đến để phỏng vấn thu thập thông tin;

(5) Làm cơ sở để chọn mẫu các hộ điều tra phục vụ khai thác thông tin chi tiết về tình hình dân số, lao động việc làm và điều kiện sống của các hộ dân cư trong phạm vi của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.

TRẢ LỜI:

Điểm khác nhau cơ bản giữa “Hộ” trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 và “Hộ” trong quản lý hộ khẩu ở chỗ: “Hộ” trong Tổng điều tra là hộ có thể chỉ có một người ăn riêng, ở riêng hoặc một nhóm người ăn chung và ở chung trong khoảng thời gian từ 6 tháng trở lên hoặc có ý định ở lâu dài tại hộ. Thành viên tại các “hộ” trong  Tổng điều tra không nhất thiết phải có đăng ký hộ khẩu; Còn “hộ” theo quản lý hộ khẩu phải được ngành Công an xác nhận.

Việc kê khai “Hộ” trong Tổng điều tra giúp cho Nhà nước nghiên cứu cấu trúc hộ của dân số, tránh điều tra trùng hoặc bỏ sót; không liên quan đến các tiêu chuẩn để “tách hộ, nhập hộ” hoặc “cắt khẩu, nhập khẩu” do ngành Công an quản lý; đồng thời cũng không liên quan đến các chính sách kinh tế - xã hội khác, như: thu thuế nhà/đất, cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà, huy động nghĩa vụ…

TRẢ LỜI:

Đơn vị điều tra trong Tổng điều tra dân số và nhà ở là hộ dân cư. Hộ có thể chỉ có một người ăn riêng, ở riêng hoặc một nhóm người ăn chung và ở chung. Đối với hộ có từ 02 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung; có hoặc không có mối quan hệ ruột thịt, hôn nhân hay nuôi dưỡng; hoặc kết hợp cả hai.

TRẢ LỜI:

Thời điểm thực hiện Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019.

Thời gian thực hiện lập danh sách các hộ dân cư của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là tháng 11 và tháng 12 năm 2019. Đây cũng là thời gian các hộ dân cư sẽ được hỏi để tự nguyện đăng ký tự cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử của Tổng điều tra.

Thời gian thu thập thông tin tại các hộ dân cư từ ngày 01 đến ngày 25 tháng 4 năm 2019; trong đó thời gian hộ tự cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử của Tổng điều tra là từ ngày 01 đến hết ngày 07 tháng 4 năm 2019.

Đang xem 2/2 trang. Tổng số: 18 bản ghi được tìm thấy.